CEO Facebook Mark Zuckerberg đang trải nghiệm cảm giác trở thành siêu nhân Người nhện nhờ găng tay và kính tích hợp công nghệ VR. Ảnh: Facebook
Theo dự báo mới của hãng nghiên cứu thị trường IDC, chi tiêu trên toàn thế giới cho VR (công nghệ thay thế toàn bộ thế giới thực bằng một phiên bản mô phỏng máy tính) và "người anh em" AR (công nghệ chỉ bổ sung thêm các chi tiết vào thế giới thực tại) có thể tăng gấp đôi so với năm 2016 và đạt 13,9 tỉ USD trong năm 2017, với gần một nửa trong số này nhờ sự đóng góp của người dùng.
Vì vậy, chi tiêu trên toàn thế giới cho phần cứng, phần mềm và các dịch vụ VR cũng như AR dự kiến có thể lên tới 143,3 tỉ USD trong năm 2020.
Không để mình chậm chân trong việc khai thác lĩnh vực kinh doanh đầy béo bở, HTC tuyên bố đang tạo ra một thiết bị VR di động mới sau thành công ban đầu của sản phẩm kính VR Vive. Tại triển lãm di động thế giới MWC 2017 đang diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nha, Samsung cũng giới thiệu một mẫu kính Gear VR thế hệ mới.
Trước đó, công nghệ VR cũng đã có nhiều màn phô diễn gây chú ý tại Liên hoan phim Sudan hồi đầu năm nay.
Công nghệ AR đã phát triển thành trào lưu chính thống năm 2016, khi trò chơi trực tuyến dành cho các thiết bị di động Pokemon Go thống trị mọi cửa hàng ứng dụng dành của Android và iOS. Thống kê cho thấy, mức chi tiêu cho VR và AR trong năm ngoái đạt 6,1 tỉ USD.
IDC nhận định, các trò chơi và sản phẩm giải trí sẽ giúp VR vững ngôi vương trong năm 2017 và 2018, nhưng chi tiêu dành cho AR sẽ soán ngôi sau năm 2018, khi công nghệ này phát triển sang các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và thiết kế sản phẩm.
Tuấn Anh(theo CNET)
" alt=""/>Công nghệ thực tế ảo sẽ tạo ra 13 tỉ USD trong 2017Tổng cục Du lịch đã xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch là một trong những giải pháp đột phá để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam, từ đó tạo ra nền tảng du lịch thông minh trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là công cụ hữu hiệu phục vụ 3 nhóm đối tượng chính là người quản lý, nhà cung cấp dịch vụ và khách du lịch. Trong thời gian tới, ngành Du lịch sẽ ứng dụng công nghệ thông tin mạnh hơn nữa với việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, phát triển chính quyền điện tử, đổi mới môi trường phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch như nhà hàng, khách sạn, vận tải luôn là những nhóm nhanh nhẹn nhất ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động của mình, không ngừng tìm kiếm mô hình kinh doanh mới mang tính sáng tạo cao. Đây sẽ là dịp để các doanh nghiệp, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi các mô hình kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử, góp phần phát triển kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
" alt=""/>Ứng dụng CNTT để phát triển du lịch thông minh